Một hành động đơn giản ai cũng thực hiện được để trái đất đỡ nóng lên và mình giàu có hơn

Một hành động đơn giản ai cũng thực hiện được để trái đất đỡ nóng lên và mình giàu có hơn

12:00 - 21/06/2019

4299 lượt xem.

Nóng không thể chịu được! Một hành động đơn giản, ai cũng thực hiện được hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi để thời tiết đỡ nóng, lại còn bảo vệ sức khoẻ gia đình mình và chắc chắn sẽ giúp mình giàu có hơn. Thực hiện ngay hôm nay thôi

Bạn có thỉnh thoảng hoặc thường xuyên nấu ăn cho gia đình mình và cuối cùng không ăn hết phải bỏ đi. Một hoạt động tưởng chừng rất bình thường nhưng lại có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và môi trường sống của chúng ta.

Cơm thừa đổ đi

Đầu tiên, về quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm, ví dụ khi bạn ăn thừa và đổ bỏ 1 bát cơm, bạn có biết để sản xuất được 1kg gạo:

  • Cần trung bình 3.400 lít nước cho cả quá trình trồng trọt, chế biến;

  • Phát thải ra 4kg CO2 (nếu hóa lỏng) qua quá trình canh tác, sản xuất;

  • Chưa kể phải sử dụng, tiêu tốn nhiều nguồn lực khác như điện, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đất đai, công sức lao động của con người,…qua quá trình trồng, thu hoạch, cất trữ, vận chuyển, nấu thức ăn.

Thậm chí để sản xuất 1 kg thịt bò còn cần tới 15.500 lít nước và phát thải ra 22,3 kg CO2 (hoặc đến 34,6 kg CO2 đối với bò Kobe của Nhật) cho quá trình chăn nuôi, chế biến

Thứ hai, thức ăn thừa bị bỏ đi, trong quá trình thối rữa tạo ra khí mê-tan (CH4) có khả năng làm trái đất nóng lên cao gấp 21 lần khí carbon dioxide (CO2). Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) năm 2013, nếu xem thực phẩm bị bỏ đi là một quốc gia thì nó sẽ là quốc gia có phát thải carbon lớn thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Trung quốc). Như vậy một trong những tác nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu chính là khí thải phát ra từ thực phẩm lãng phí.

Thứ ba, thức ăn thừa khi thải bỏ vào trong nước sẽ khiến mức phú dưỡng trong nước ngày càng tăng lên (chủ yếu do hàm lượng nitơ tăng lên), dẫn tới ô nhiễm vi sinh, tảo độc phát triển bùng nổ trong nước sinh ra chất độc đi vào nước, gây nguy hiểm cho người sử dụng nguồn nước. Mặt khác, tảo độc có thể tích lũy trong động vật sống trong nước rồi thông qua chuỗi thực phẩm gây hại sức khỏe người tiêu dùng.

Thứ tư, thức ăn thừa bị bỏ đi tiêu tốn thêm của xã hội rất nhiều chi phí xử lý rác thải.

Trong khi đó trên thế giới có khoảng 842 triệu người không có đủ thức ăn;

Xem video minh hoạ dưới đây

Vì vậy sử dụng tiết kiệm thực phẩm nói riêng và tiêu dùng tiết kiệm nói chung, ngoài tiết kiệm tiền bạc cho bản thân còn giúp tiết kiệm nguồn lực của tự nhiên và xã hội (bởi bất kỳ thực phẩm, sản phẩm nào do con người tạo ra đều phải sử dụng tài nguyên của trái đất, sử dụng năng lượng, hoá chất,... đồng thời giải phóng khí thải, rác thải kể cả sản phẩm sạch), bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Chỉ cần suy nghĩ, cân nhắc một chút trước khi đi chợ, trước khi nấu ăn là bạn đã tham gia tích cực vào bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trong đó có bạn và con cháu, gia đình bạn rồi.

 

Xem video tại đây https://www.youtube.com/watch?v=5H-hw8PEvt0

Chia sẻ tài liệu này với những người xung quanh để chung tay bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ tương lai từ hành động nhỏ nhất. Đừng đứng ngoài cuộc vì tương lai của chính con cái bạn.

Tham gia nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống" tại đây (https://www.facebook.com/groups/oagree) để cùng chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao sức khoẻ bản thân và gia đình mình trong điều kiện môi trường sống ngày càng rủi ro và khắc nghiệt nhé.

Theo dõi các thông tin hữu ích khác để bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống tại https://www.facebook.com/oagree.fanpage 

hoặc https://www.youtube.com/channel/UCINrudoLjgFm2zatmhBdViw?view_as=subscriber

Nguồn tham khảo:

  1. http://www.wfp.org (The World Food Programme - is the food-assistance branch of the United Nations/Chương trình lương thực của liên hợp quốc)
  2. http://epa.gov (Environmental Protection Agency of United States/Cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ)
  3. http://www.fao.org
  4. http://waterfootprint.org (Hoekstra, A.J. Globalization of Water. Wiley, John and Sons Inc., 2008, appendices)
  5. http://www. wrap.org.uk (The water and carbon footprint of household food and drink waste in the UK)

Download bản pdf đầy đủ nội dung bài viết tại đây.

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận thông tin từ Oagree.com để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.

Đăng ký