Một tác nhân quan trọng gây bệnh hen suyễn và hô hấp ở trẻ em ít người biết

Một tác nhân quan trọng gây bệnh hen suyễn và hô hấp ở trẻ em ít người biết

09:00 - 12/07/2019

2373 lượt xem.

Tại sao trẻ nhỏ (kể cả người lớn) hiện nay có tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn nhiều trước đây? Ngoài khói bụi, còn một nguyên nhân quan trọng khác mà ít người biết

Tại sao trẻ nhỏ (kể cả người lớn) hiện nay có tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn nhiều trước đây? Ngoài khói bụi, còn một nguyên nhân quan trọng mà ít người biết!

Theo một nghiên cứu được tài trợ từ Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Environmental Health Sciences (NIEHS)) và Cơ quan bảo vệ môi trường hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency (EPA)) được công bố vào tháng 10/2014 cho thấy việc phơi nhiễm của các bà mẹ trước khi sinh với phthalate có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và bệnh hô hấp ở trẻ em sau khi sinh.

Phthalates là một nhóm các hóa chất được sử dụng với vai trò là chất hoá dẻo, được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa nhằm làm thay đổi tính chất cơ bản của vật liệu, như làm nhựa dẻo hơn, trong suốt hơn, khó vỡ hơn... Một số phthalate được sử dụng làm dung môi (chất hòa tan) cho các vật liệu khác. Chúng được sử dụng trong hàng trăm sản phẩm, như sàn lát nền nhà làm từ nhựa vinyl, chất kết dính, chất tẩy rửa, nhựa ô tô, áo mưa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội, thuốc xịt tóc và sơn móng tay). Phthalate được sử dụng rộng rãi trong nhựa polyvinyl clorua (PVC, có ký hiệu số 3), để sản xuất các sản phẩm như màng bọc và bao bì nhựa, và một số đồ chơi trẻ em,... Một số loại phthalates phổ biến được sử dụng là butylbenzyl phthalate (BBzP), di- n -butyl phthalate (DnBP), di (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP).

Nhiều sàn lát nhà có cấu tạo từ nhựa PVC, giải phóng Pthalate, làm giảm chất lượng không khí trong nhà

Con người tiếp xúc với phthalates chủ yếu thông qua đường ăn và uống thực phẩm đã tiếp xúc với hộp đựng và bao bì có chứa phthalates. Ở mức độ thấp hơn, việc phơi nhiễm có thể xảy ra do hít phải không khí (ngay trong chính các căn nhà của chúng ta ở) có chứa hơi phthalate hoặc bụi bị nhiễm các hạt phthalate được giải phóng từ các sản phẩm bằng nhựa hoặc sản phẩm tiêu dùng khác (như sàn lát nhà bằng nhựa PVC). Trẻ nhỏ có thể có nguy cơ tiếp xúc với phthalate cao hơn người lớn do việc ngậm vào miệng các sản phẩm bằng nhựa. Việc tiếp xúc/phơi nhiễm với phthalate của các nhóm dân cư trong thành phố rất phổ biến (theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention/CDC) năm 2009)

Khi phthalates xâm nhập vào cơ thể người, chúng được chuyển thành các sản phẩm phân hủy (chất chuyển hóa) nhanh chóng thoát ra ngoài qua nước tiểu. Phthalates có thời gian bán hủy sinh học ngắn, thường được loại bỏ trong vòng 24 giờ.

Do đó, trước một số thông tin cho rằng phơi nhiễm phthalate có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ hô hấp của trẻ nhỏ, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá mối liên quan giữa hen được chẩn đoán ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và phơi nhiễm của bà mẹ trước khi sinh với butylbenzyl phthalate (BBzP), di- n -butyl phthalate (DnBP), di (2-ethylhexyl) phthalate phthalate (DEHP) bằng cách đo nồng độ chất chuyển hoá phthalate trong nước tiểu (khi thai nhi ở khoảng 33-34 tuần tuổi) của 300 phụ nữ mang thai ở nội thành Newyork và con cái của họ. Các phụ nữ này được chọn ra từ 727 phụ nữ đăng ký khám thai tại Bệnh viện Harlem và New York Presbyterian từ năm 1998 đến 2006 khi họ đang mang thai với độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Các đứa con của họ sau đó được theo dõi và tham khám bởi bác sĩ dị ứng hoặc bác sĩ phổi dựa trên báo cáo đầu tiên của cha mẹ về khò khè, các triệu chứng hô hấp khác cho đến 11 tuổi. Trong số 300 trẻ em được nghiên cứu, có 154 (51%) trẻ có các biểu hiện về khò khè, các triệu chứng giống hen suyễn khác, tuy nhiên bác sỹ kết luận có 94 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn hiện tại và 60 trẻ không mắc bệnh hen suyễn (tại các thời điểm thăm khám) và 146 trẻ còn lại được phân loại là không có biểu hiện của bệnh hen suyễn.

So sánh nồng độ các chất chuyển hóa trước khi sinh của BBzP và DnBP tại các bà mẹ có con bị hen suyễn và các bà mẹ có con không bị hen suyễn cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa những bà mẹ có nồng độ chất chuyển hóa trước khi sinh của BBzP và DnBP  cao với con bị bệnh hen suyễn. Do đó các nhà khoa học đã kết luận phơi nhiễm trước khi sinh với BBzP và DnBP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em nội thành. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu dịch tễ học khác cũng cho thấy rằng phthalates có thể liên quan đến hen suyễn ở trẻ em và các vấn đề hô hấp khác. Một nghiên cứu trẻ em Thụy Điển từ 3 tuổi 8 tuổi (400 trẻ) cho thấy nồng độ bụi trong nhà của DEHP có liên quan đến hen suyễn (do bác sĩ xác nhận) và nồng độ butylbenzyl phthalate (BBzP) có liên quan đến bệnh chàm và viêm mũi trẻ emMột nghiên cứu tiếp theo từ Bulgaria (102 trẻ) đã báo cáo rằng nồng độ DEHP của bụi trong nhà có liên quan đến hen suyễn ở trẻ em. Hai nghiên cứu này cũng chỉ ra cụ thể rằng các vật liệu polyvinyl clorua (PVC) trong nhà (nguồn phơi nhiễm BBzP và DEHP) có liên quan đến hen suyễn ở trẻ em và các triệu chứng hô hấp khác.

Ngày càng rõ ràng rằng thời kỳ tiền sản là một cửa sổ quan trọng của sự nhạy cảm khi phơi nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi và sức khỏe hô hấp của trẻ, cụ thể  việc tiếp xúc trước khi sinh với các phthalate (BBzP và DnBP, DEHp) có thể làm tăng hơn 70%  nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và các bệnh đường hô hấp ở trẻ em sau sinh.

Theo dõi các bài viết khác cùng chủ đề về nhựa của Oagree.com để hiểu rõ hơn ảnh hưởng và các giải pháp bảo vệ sức khoẻ gia đình và bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ mai sau.

Chia sẻ tài liệu này với những gia đình có con nhỏ để biết cách bảo vệ sức khoẻ cho các thế hệ tương lai bởi bảo vệ con khỏi khói bụi ngoài đường là chưa đủ, mà môi trường, không khí trong ngôi nhà của mình cũng rất quan trọng.

Tham gia nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống" tại đây (https://www.facebook.com/groups/oagree) để cùng chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao sức khoẻ bản thân và gia đình mình trong điều kiện môi trường sống ngày càng rủi ro và khắc nghiệt nhé.

Theo dõi các thông tin hữu ích khác để bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống tại https://www.facebook.com/oagree.fanpage

Nguồn tham khảo:

Tạp chí triển vọng về sức khoẻ môi trường thuộc Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Environmental Health Sciences (NIEHS)). Thông tin chi tiết hơn về các số liệu nghiên cứu xem tại đường dẫn https://ehp.niehs.nih.gov/doi/10.1289/ehp.1307670 

Download bản pdf đầy đủ nội dung bài viết tại đây

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận thông tin từ Oagree.com để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.

Đăng ký