10 loại rác thải độc hại trong gia đình bạn cần biết (tiếp theo)

10 loại rác thải độc hại trong gia đình bạn cần biết (tiếp theo)

14:36 - 03/05/2019

Bạn có biết những loại rác thải sinh hoạt hàng ngày nào mà chúng ta thải bỏ ra ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường sống không. Dưới đây là danh sách 10 loại rác thải rất gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày nhưng độc hại mà bạn cần biết và lưu ý để thải bỏ đúng cách giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh

Bạn có biết những loại rác thải sinh hoạt hàng ngày nào mà chúng ta thải bỏ ra ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường sống không. Dưới đây là danh sách 10 loại rác thải rất gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày nhưng độc hại mà bạn cần biết và lưu ý để thải bỏ đúng cách giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh (phần trước của bài viết xem tại đây)

6. Pin, ác quy

Bao gồm cả pin kiềm, pin carbon kẽm, pin lithium, pin axit chì, ….như:

  • Pin dùng trong đồ chơi, đồng hồ, đèn pin, máy ảnh, pin sử dụng trong điều kiển từ xa (tivi, điều hoà,…),
  • pin có thể nạp lại,
  • pin trong điện thoại di động, máy tính xách tay,…
  • Ắc quy trong các xe đạp điện, ô tô (thường là pin axit chì)

Ảnh hưởng nguy hiểm

Pin axit chì rất độc hại đối với đời sống thủy sinh và có hại cho sức khỏe con người. Các loại pin/ác quy chì khi thải bỏ vào trong đất sẽ tích lũy sinh học ở động vật và thực vật dưới nước và trên cạn. Pin axít chì có chứa axit sunfuric mạnh, có khả năng ăn mòn và có khả năng bắt lửa cao do có thể tạo ra hydro khiến pin/ắc quy rất nguy hiểm. Pin axit chì cũng có thể phân tách và phát nổ nếu bị va đập mạnh.

Pin kiềm, kẽm, lithium, …sử dụng trong các thiết bị gia dụng hoặc điện thoại, máy tính,… thường có rủi ro thấp hơn pin axit chì (trong xe đạp, xe máy, xe ô tô). Tuy nhiên, chúng chứa nhiều hợp chất nguy hiểm tiềm tàng như kẽm, chì, niken, kiềm, mangan, cadmium, bạc và thủy ngân. Nếu pin lithium (được sử dụng phổ biện hiện nay và trong tương lai cho các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và xe ô-tô điện,…) tiếp xúc với nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giải phóng hydro và nhiệt lượng đáng kể. Nếu chúng ta tiếp xúc với ruột pin có thể gây kích ứng cho da và mắt hoặc nếu hít phải hơi hoặc khói thoát ra do quá trình nhiệt hoặc do pin bị rò rỉ có thể gây kích ứng đường hô hấp. Do đó, các loại pin này phải được giữ khô và nếu xảy ra cháy, bạn không được sử dụng nước để chữa cháy bởi Pin lithium (được sử dụng phổ biến hiện nay) thường chứa một loại bột đồng khi tiếp xúc nước sẽ giải phóng một lượng lớn hydro, khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn.

Ngay cả pin đã hết, không sử dụng nữa (chết) thường không cạn kiệt hoàn toàn nên nó vẫn có thể nguy hiểm. Do đó, Pin, ác quy không dùng nữa cần được phân loại riêng với rác thải thông thường để hỗ trợ quá trình xử lý hoặc tái chế, tái sử dụng.

Biểu tượng yêu cầu không được bỏ vào thùng rác trên các viên pin

Xem thêm những ảnh hưởng nguy hại (ô nhiễm không khí, nguồn nước và sức khoẻ cộng đồng) từ việc khai thác than chì để sản xuất pin (than chì là thành phần quan trọng trong sản xuất pin lithium) tại đây.

7. Báo động khói (máy dò khói)


Thiết bị báo khói

Có hai loại thiết bị báo khói được sử dụng chủ yếu là máy dò quang điện và máy dò khói buồng ion hóa. Nếu sử dụng máy dò khói buồng ion hóa (ICSD) (sử dụng buồng ion hóa và nguồn bức xạ ion hóa để phát hiện các hạt khói), các máy dò khói dạng này chứa nguồn Americaium-241 hoạt động thấp. Americaium-241 là một chất phóng xạ, nếu đi vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Mặc dù mức độ tiếp xúc với Americaium thông qua máy dò khói buồng ion hoá rất thấp nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với lượng lớn máy dò khói có thể dẫn tới tích luỹ ở liều lượng cao hơn nhiều. Nếu các máy dò buồng ion hóa bị phá hủy bởi đốt (bằng lửa), nguyên tố phóng xạ Americaium-241 sẽ được giải phóng vào khí quyển và bức xạ ra môi trường xung quanh.

Do đó, khi không còn được sử dụng, máy dò khói buồng ion hoá cần được phân loại riêng với các loại rác thông thường và phải được xử lý theo quy trình riêng biệt.

8. Rác thải điện tử

Các loại thiết bị điện và điện tử không còn được sử dụng

Bao gồm thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông (CPU, Bàn phím, Chuột, Modem, máy tính xách tay, Ổ đĩa USB, Ổ cứng lưu dữ liệu, thẻ PC, Bảng mạch, Điện thoại di động,...); Thiết bị gia dụng/tiêu dùng (Tivi, máy chụp ảnh, Tủ lạnh, Tủ đông, Lò vi sóng, Quạt điện, Điều hòa không khí, bàn là, đồng hồ, máy hút bụi,...); Đồ chơi (Máy chơi game cầm tay, Xe lửa điện hoặc bộ đua xe, Thiết bị thể thao có linh kiện điện hoặc điện tử...),...

Thiết bị điện và điện tử chứa một số thành phần (trong vật liệu và linh kiện) được coi là nguy hiểm. Các vật liệu và linh kiện thường chứa thành phần nguy hiểm là: bảng mạch in, nhựa chống cháy, ống tia catốt, màn hình tinh thể lỏng, pin, công tắc thủy ngân, tụ điện và điện trở. Các linh kiện này chứa một loạt các thành phần, mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với trọng lượng của thiết bị điện và điện tử nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và môi trường như: thủy ngân, chì, cadmium, crom, CFC, (chloro-fluorocarbons), PCB, (polychlorination biphenyls), PCN, (polychlorination napthalen).

Ngoài ra, thiết bị điện và điện tử sử dụng rất nhiều tài nguyên khai thác từ trái đất. Do đó ngoài gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí thì cách chôn lấp rác thải điện tử dẫn đến trái đất chúng ta mất đi lượng lớn tài nguyên. Một số vật liệu và thành phần có trong thiết bị điện tử cũ có thể được phục hồi để sử dụng trong các sản phẩm mới, do đó giảm nhu cầu khai thác tài nguyên cũng như nhu cầu sản xuất sản phẩm mới. Đặc biệt, chúng ta có thể tiết kiệm rất lớn năng lượng thông qua tái chế hoặc tái sử dụng thiết bị điện và điện tử. Ví dụ, theo báo cáo của Hội đồng Công nghiệp Tái chế Thiết bị Điện tử của Anh (ICER), năng lượng được sử dụng để khai thác đồng từ các mỏ đồng cao gấp 6 lần năng lượng được sử dụng để tái chế cùng một lượng đồng như vậy từ các thiết bị điện và điện từ cũ; Hoặc năng lượng để khai thác nhôm cao gấp 20 lần năng lượng được sử dụng để tái chế ra cùng một lượng nhôm từ thiết bị điện tử cũ.

Do đó, rác thải điện tử cần được phân loại để tái chế thay vì vứt đi nhằm hạn chế ảnh hưởng của các chất nguy hiểm có trong rác thải điện tử cũng như giảm tình trạng cạn kiệt tài nguyên.

Các thông tin chi tiết hơn về các chất độc hại trong rác thải điện tử  xem tại đây

9. Một số chất lỏng dễ cháy

Chất lỏng dễ cháy là chất mà từ khoảng 130 độ F (tương đương 54 độ C) trở lên khi tự do bay vào không khí sẽ dễ bốc cháy nếu gặp ngọn lửa nhỏ, như:

- Nước hoa;

- Xịt dưỡng tóc, Sơn móng tay

- Xăng, dầu, dầu phanh,

- Rượu, cồn

- Sơn lót và chất kết dính

- Chất giặt thảm,...

Các chất lỏng này gây ra mối nguy cơ là có thể bốc cháy, gây hoả hoạn và một số chất có thể tạo ra nguy cơ ngộ độc cho con người. Do đó khi không còn sử dụng, chúng nên được phân loại riêng để đảm bảo sự an toàn và hỗ trợ quá trình xử lý phù hợp.

10. Các loại thuốc diệt cỏ, trừ sâu sử dụng trong làm vườn

Đây là những chất được sử dụng để giúp kiểm soát các loài gây hại như côn trùng, động vật gặm nhấm và cỏ dại, như thuốc diệt cỏ, thuốc chuột, bẫy kiến, phân bón hoá học,...

Những chất này đều là những chất độc hại, ví dụ một giọt thuốc diệt cỏ, nếu xả vào nước, có thể vi phạm giới hạn các chỉ số an toàn nước uống của một dòng suối nhỏ trong 30 km (theo Báo cáo của cơ quan bảo vệ môi trường Ireland).

 Việc vô tình tiếp xúc với thuốc diệt cỏ/trừ sâu có thể xảy ra thông qua quá trình sử dụng (hít, hấp thụ qua da) hoặc thải bỏ vào đất, nguồn nước. Tiếp xúc với các loại chất này có thể gây hại cho sinh vật bao gồm vật nuôi, gia súc, động vật hoang dã và con người. Trẻ em cũng đặc biệt nhạy cảm với các chất độc thần kinh thường có trong thuốc diệt cỏ/trừ sâu, bởi vì trẻ em hệ thống miễn dịch, các cơ quan, bộ não vẫn trong giai đoạn phát triển. Đồng thời các loại chất này còn gây ô nhiễm nghiêm trọng, lâu dài cho không khí, đất và nước

Do đó, việc sử dụng và thải bỏ (kể cả hộp, bao bì chứa các chất này) cần thực hiện đúng cách.

Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể bảo vệ sức khoẻ gia đình mình và môi trường sống khỏi ảnh hưởng của các loại rác thải nguy hại phổ biến:

1. Kiến thức là sức mạnh: tìm hiểu thêm về các thành phần trên các sản phẩm gia dụng từ các nguồn thông tin tin cậy, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc nhờ sự tư vấn của nhà cung cấp/nhân viên bán hàng. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet hoặc tham gia các nhóm quan tâm về sức khoẻ và môi trường để được chia sẻ nhiều kiến thức hơn (Tìm hiểu các kiến thức tiêu dùng hữu ích khác tại:

https://oagree.com hoặc

https://www.facebook.com/oagree.fanpage hoặc

https://www.youtube.com/channel/UCINrudoLjgFm2zatmhBdViw?view_as=subscriber

2. Tìm kiếm các sản phẩm an toàn để thay thế cho những sản phẩm có nhiều thành phần độc hại hoặc tự chế các sản phẩm từ thiên nhiên để sử dụng vừa rẻ lại an toàn (Xem một số cách để tự chế các sản phẩm tiêu dùng an toàn từ nguyên liệu tự nhiên, đơn giản, dễ làm tại các bài viết khác của Oagree.com).

3. Đừng bỏ đi vội vàng: Sử dụng hết tất cả các sản phẩm độc hại mà bạn đang có trước khi mua sản phẩm tiếp theo. Bao bì đựng hoặc phần còn dư phải được phân loại riêng với các loại rác thông thường và đóng gói cẩn thận để xử lý riêng.

4. Tiết kiệm tiền bằng cách chỉ mua những gì bạn cần: sản phẩm với số lượng lớn hơn hoặc mua một tặng một có thể có vẻ tiết kiệm nhưng cuối cùng lại tốn kém nếu không bao giờ được sử dụng. Nếu mua số lượng lớn mà không dùng hết, hãy chia sẻ với bạn bè hoặc hàng xóm.

5. Loại bỏ việc sử dụng một số chất thải nguy hại hoàn toàn như đầu tư vào bộ sạc và pin sạc thay vì dùng pin bỏ đi thông thường.

6. Khi thải bỏ các loại rác thải nguy hại, đảm bảo chắc chắn rằng nó được phân loại riêng và bỏ vào các hộp thu gom của các tổ chức hoạt động vì môi trường để giúp quá trình tái chế, tái sử dụng dễ dàng hơn.

*** 5 loại rác thải nguy hại phổ biến trong các gia đình trong phần trước của bài viết xem thêm tại đây.

 

Chia sẻ tài liệu này nếu  bạn thấy nó hữu ích cho những người xung quanh.

Tham gia nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống" tại đây (https://www.facebook.com/groups/oagree) để cùng chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao sức khoẻ bản thân và gia đình mình trong điều kiện môi trường sống ngày càng rủi ro và khắc nghiệt nhé.

Đăng ký cập nhật thông tin từ Oagree.com tại đây Tại đây .

Bạn lo lắng về sức khoẻ bản thân, gia đình vì không biết các sản phẩm mình sử dụng có an toàn không, hãy gửi những thắc mắc của bạn đến chúng tôi (gửi thắc mắc) hoặc gửi trực tiếp vào email: connect@oagree.com.

Theo dõi chúng tôi tại https://www.facebook.com/oagree.fanpage 

hoặc https://www.youtube.com/channel/UCINrudoLjgFm2zatmhBdViw?view_as=subscriber

Nguồn tham khảo:

  1. Bộ Tài nguyên & Môi trường (VN), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2017–Chuyên đề: Quản lý chất thải;

  2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (VN), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016–Chuyên đề: Môi trường đô thị;

  3. Official Journal of the European Union, Directive 2012/EU of the European Parliament and of the Council on waste electrical and electronic equipment (WEEE)

  4. Environmental Protection Agency (EPA) and the Health and Safety Authority (HSA), Guidance for the Management of Household Hazardous Waste at Civic Amenity Sites;

  5. Heritage/Environmental Services, Top 10 Household Hazardous Wastes (Defnitions, Dangers, & Directions)

  6. Regional Waste Management Offce, A Householders Guide to Hazardous Waste Prevention;

  7. http://www.epa.gov/osw/conserve/materials/hhw.htm

  8. http://www.duracell.com/en-US/battery-care-disposal.jspx

  9. http://drugs.about.com/od/howtouseyourmedications/a/drud_disposal.htm

Download bản pdf đầy đủ nội dung bài viết tại đây.

Nếu bạn muốn đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi trân trọng cảm ơn.

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận thông tin từ Oagree.com để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.

Đăng ký