10 loại rác thải độc hại trong gia đình bạn cần biết

10 loại rác thải độc hại trong gia đình bạn cần biết

12:24 - 26/04/2019

Bạn có biết những loại rác thải sinh hoạt hàng ngày nào mà chúng ta thải bỏ ra ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường sống không. Dưới đây là danh sách 10 loại rác thải rất gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày nhưng độc hại mà bạn cần biết và lưu ý để thải bỏ đúng cách giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh

Bạn có biết những loại rác thải sinh hoạt hàng ngày nào mà chúng ta thải bỏ ra ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường sống không. Dưới đây là danh sách 10 loại rác thải rất gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày nhưng độc hại mà bạn cần biết và lưu ý để thải bỏ đúng cách giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh

1. Bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn compact (bao gồm cả chấn lưu đèn huỳnh quang)

Các loại bóng đèn huỳnh quang và compact

Mặc dù các bóng đèn huỳnh quang và đèn compact tiết kiệm năng lượng có thể giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) do chúng chỉ sử dụng một phần mười đến một phần tư điện năng của bóng đèn thông thường để tạo ra cùng một lượng ánh sáng nhưng các loại bóng đèn này lại chứa natri và thủy ngân và có thể chứa chì, cadmium và các kim loại nặng khác (xem ảnh hưởng của các kim loại này đến sức khoẻ tại đây). Nếu các bóng đèn này bị vỡ, thuỷ ngân có thể được giải phóng ra dưới dạng hơi. Thủy ngân là một chất độc thần kinh mạnh, có thể gây hại cho não, gan, thận và hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu thải ra môi trường, thủy ngân có thể biến đổi thành thủy ngân metyl và tích lũy trong chuỗi thức ăn thủy sản.

Do bóng đèn huỳnh quang và đèn compact có chứa thủy ngân và một số kim loại độc hại khác nên việc tái chế phải đảm bảo tránh xa các bãi rác để không làm ô nhiễm không khí, đất hoặc nước ngầm. Khi vứt các bóng đèn này vào thùng rác, chúng thường bị vỡ. Vì vậy để hạn chế việc giải phóng thuỷ ngân vào môi trường, loại rác thải này cần được phân loại riêng và tái chế. Hầu như tất cả các thành phần của bóng đèn huỳnh quang (thuỷ tinh, kim loại,…) đểu có thể được tái chế để tiết kiệm tài nguyên. Nếu có sự cố làm vỡ các loại bóng đèn này cần phải được dọn sạch ngay lập tức để tránh thủy ngân di chuyển vào các hệ sinh thái lân cận và vật liệu thu hồi phải được đặt trong một hộp kín.

(Lưu ý: Nhiệt kế thuỷ ngân cũng chứa thuỷ ngân và dễ vỡ do làm bằng thuỷ tinh mỏng nên cũng cần được xử lý như bóng đèn huỳnh quang khi không còn sử dụng hoặc bị vỡ).

2. Thuốc không sử dụng

Các loại thuốc không còn được sử dụng

(Bao gồm thuốc cũ, hết hạn hoặc không được sử dụng, kể cả dưới dạng thuốc viên, thuốc dạng viên đạn, thuốc mỡ, thuốc nhỏ, thuốc xịt,…)

Một quan niệm sai lầm phổ biến liên quan đến các loại thuốc cũ là chúng an toàn (vì đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, cho phép lưu hành) nên nhiều người bỏ chúng vào túi rác chung hoặc thải bỏ vào nhà vệ sinh để xả trôi. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc chứa những thành phần ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường và nếu thải bỏ vào nguồn nước, chúng có thể sẽ ngấm vào nước uống, nước sinh hoạt của chúng ta. Theo một cuộc điều tra tại Mỹ được báo cáo vào đầu năm 2008, một loạt các loại dược phẩm bao gồm kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc an thần và hormone giới tính đã được tìm thấy trong nguồn nước uống được cung cấp cho ít nhất 41 triệu người Mỹ (tuy nhiên kết quả này còn do dư lượng thuốc không được cơ thể hấp thụ hết và bài tiết qua nước tiểu, sau đó đi vào nguồn nước thải không được xử lý đầy đủ). Tất nhiên, một số loại thuốc vẫn được khuyến nghị nên xả vào bồn cầu khi không còn sử dụng nếu có nguy cơ bị người khác sử dụng lại khi vứt vào thùng rác và có thể gây nguy hiểm, gây nghiện cho người sử dụng không phù hợp (theo khuyến nghị của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (xem danh sách tại đây)). Vì vậy việc vứt bỏ thuốc không sử dụng đúng cách là rất quan trọng và cần thiết, ví dụ thuốc không còn sử dụng nên được phân loại và bỏ vào thùng rác phù hợp (và nếu bạn có thể trộn nó với một vài hỗn hợp như bã cà phê, bã chè trước khi bỏ vào thùng rác, để tránh người không thích hợp có thể sử dụng lại, thì càng tốt hơn).

3. Sản phẩm làm đẹp cá nhân

Thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, son môi,...

Nhiều sản phẩm làm đẹp và vệ sinh cá nhân có tác động đến sức khoẻ và môi trường vì chúng có chứa các thành phần cực kỳ nguy hiểm, vì vậy sản phẩm thừa hoặc hộp rỗng cũng có thể được xem là loại chất thải nguy hại. Ví dụ về một số thành phần nguy hiểm như dibutyl phthalate/DBP (là chất phụ gia gây rối loạn nội tiết) được tìm thấy trong sơn móng tay; acrylamide, formaldehyd và ethylene oxide (được phân loại là chất gây ung thư) có trong các sản phẩm như màu tóc và các sản phẩm tẩy trắng, thuốc làm tóc, điều trị móng tay và các sản phẩm làm sáng da. Ngay cả son môi cũng là một nguyên nhân gây lo ngại vì nó có chứa dầu nhân tạo, màu tổng hợp và sáp dựa trên dầu mỏ. Để giảm tác hại nguy hiểm này đến sức khoẻ và môi trường, hãy đảm bảo bạn sử dụng và thải bỏ chúng một cách hợp lý.

4. Các sản phẩm tẩy rửa

Nước tẩy rửa nhà vệ sinh, nước lau kính, nước rửa chén,...

Sản phẩm tẩy rửa giúp chúng ta có không gian sạch sẽ trong nhà và nơi làm việc. Tuy nhiên, các sản phẩm tẩy rửa có thể gây ra một số lo ngại về sức khỏe và môi trường. Các sản phẩm này được thải ra môi trường trong quá trình sử dụng thông qua sự bay hơi của các thành phần dễ bay hơi và xả xuống cống. Vì vậy, trong thực tế, những người sử dụng các sản phẩm này đều có nguy cơ tiếp xúc với các thành phần nguy hiểm (ví dụ, gây kích ứng da và mắt) hoặc các loài thủy sản trong vùng nước nhận chất thải chưa được xử lý thích hợp, có thể tiếp xúc hoặc nuốt vào các thành phần có độc tính.

Nhiều sản phẩm tẩy rửa có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) (là các khí có gốc cacbon, bay hơi rất nhanh, như acrolein, formaldehyd, benzen, hexachlorobutadien, acetaldehyde, 1,3-butadiene, benzyl chloride, 1,4-dichlorobenzene, vinyl chloride,…) có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí trong nhà qua quá trình sử dụng. Đặc biệt là các loại hơi/khói này có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu các chất tẩy rửa hóa học khác nhau được trộn lẫn, ví dụ, amoniac và thuốc tẩy (xem lý do nước tẩy rửa bồn cầu kết hợp amoniac dẫn tới hệ quả nguy hiểm tại đây). Khi kết hợp, hai sản phẩm gia đình thông thường này sẽ thải ra một loại khí độc tấn công mắt và màng nhầy, phơi nhiễm kéo dài có thể làm bỏng phổi, gây mất ý thức, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Một số chất hoạt động bề mặt phổ biến trong chất tẩy rửa, ví dụ, ethyl phenol ethoxylates, đã được chứng minh trong các nghiên cứu là một chất gây rối loạn nội tiết, gây ra tác dụng sinh sản bất lợi cho các loại động vật tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.

Nhiều chất tẩy rửa gia dụng (Thuốc tẩy trắng, chất tẩy rửa bồn cầu, bồn tắm, Amoniac, chất tẩy rửa hồ bơi,...) được coi là vật liệu ăn mòn, có khả năng gây tổn thương da nghiêm trọng.

Các sản phẩm tẩy rửa có chứa phốt pho hoặc nitơ có thể góp phần làm tăng chất dinh dưỡng trong các vùng nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước, ví dụ dẫn tới hiện tượng tảo nở hoa trên đường thủy và hồ nội địa

Vì vậy việc sử dụng tiết kiệm, vừa đủ với dụng cụ bảo hộ thích hợp là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của chúng ta. Đồng thời, gia đình bạn cũng nên thường xuyên mở cửa thông thoáng để một số khí độc hại bay hơi có thể thoát ra bên ngoài, giảm nồng độ trong phòng. Ngoài ra, các sản phẩm tẩy rửa khi thải bỏ, kể cả các hộp đựng khi bạn nghĩ đã dùng hết dung dịch bên trong, cũng nên được phân loại riêng, giúp xử lý rác thải an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.

5. Các loại bình xịt

Bao gồm bất kỳ sản phẩm nào dưới dạng bình xịt, tức là sản phẩm được bao bọc dưới áp suất và có thể được giải phóng dưới dạng phun sương (hoặc trong một số trường hợp là tạo bọt) như:

- Xịt chống muỗi và xịt muỗi

- Xịt dưỡng tóc

- Các chất tẩy rửa, khử  mùi dưới dạng bình xịt;

- Tất cả các bình xịt sơn (sơn để đánh dấu trên các vật dụng, sơn tường,…);

- Bình chữa cháy

- Thuốc diệt cỏ bình xịt

Nguy hiểm chính của các loại bình xịt là có thể gây nổ do chúng thường chứa các loại khí đẩy, dễ cháy (như butan). Ngay cả khi đã sử dụng hết, các bình xịt vẫn chứa một lượng khí đẩy có thể bắt cháy dưới áp suất và có thể gây nổ nếu bị va đập mạnh. Do đó, không để bình xịt ở nhiệt độ trên 50°C hoặc để gần các dụng cụ dễ gây cháy vì có khả năng nổ và cũng không được nghiền nát hoặc cố gắng làm thủng chúng. Các bình xịt rất cũ có thể chứa các chất phóng xạ khí nhà kính (như CFC) hoặc khí nhà kính (khí F), gây hại cho tầng ozone. Nhiều bình xịt hiện nay sử dụng các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) để thay thế cho CFC, mặc dù VOC là thay thế tốt hơn cho CFC nhưng chúng vẫn góp phần làm suy giảm tầng ozone trong tầng bình lưu cũng như sự nóng lên toàn cầu khi chúng có thể phản ứng với các oxit nitơ trong không khí bị ô nhiễm dẫn đến việc tạo ra ozone xấu ở tầng mặt đất, nơi mà chúng ta hít thở hàng ngày.

Ngoài ra, bình xịt khi bỏ đi có thể vẫn chứa lượng dư đáng kể các chất ban đầu và có thể gây nguy cơ bị ăn mòn hoặc độc hại (như bình xịt có dung môi clo hoặc các chất tẩy rửa có thể gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, ngứa họng, phát ban da, tổn thương mắt tuỳ loại sản phẩm).

Vì vậy, các bình xịt dạng này cần được phân loại riêng khi thải bỏ để hỗ trợ cho quá trình xử lý thích hợp.

*** 5 loại rác thải nguy hại phổ biến trong các gia đình tiếp theo và hướng dẫn cách sử dụng, thải bỏ thích hợp xem thêm tại đây.

Chia sẻ tài liệu này nếu  bạn thấy nó hữu ích cho những người xung quanh.

Tham gia nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống" tại đây (https://www.facebook.com/groups/oagree) để cùng chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao sức khoẻ bản thân và gia đình mình trong điều kiện môi trường sống ngày càng rủi ro và khắc nghiệt nhé.

Đăng ký cập nhật thông tin từ Oagree.com tại đây.

Bạn lo lắng về sức khoẻ bản thân, gia đình vì không biết các sản phẩm mình sử dụng có an toàn không, hãy gửi những thắc mắc của bạn đến chúng tôi (gửi thắc mắc) hoặc gửi trực tiếp vào email: connect@oagree.com.

Tham gia nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống" tại https://www.facebook.com/groups/oagree để cùng chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao sức khoẻ bản thân và gia đình mình nhé

Theo dõi chúng tôi tại https://www.facebook.com/oagree.fanpage 

hoặc https://www.youtube.com/channel/UCINrudoLjgFm2zatmhBdViw?view_as=subscriber

Nguồn tham khảo:

  1. Bộ Tài nguyên & Môi trường (VN), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2017–Chuyên đề: Quản lý chất thải;

  2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (VN), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016–Chuyên đề: Môi trường đô thị;

  3. Official Journal of the European Union, Directive 2012/EU of the European Parliament and of the Council on waste electrical and electronic equipment (WEEE)

  4. Environmental Protection Agency (EPA) and the Health and Safety Authority (HSA), Guidance for the Management of Household Hazardous Waste at Civic Amenity Sites;

  5. Heritage/Environmental Services, Top 10 Household Hazardous Wastes (Defnitions, Dangers, & Directions)

  6. Regional Waste Management Offce, A Householders Guide to Hazardous Waste Prevention;

  7. http://www.epa.gov/osw/conserve/materials/hhw.htm

  8. http://www.duracell.com/en-US/battery-care-disposal.jspx

  9. http://drugs.about.com/od/howtouseyourmedications/a/drud_disposal.htm

Download bản pdf đầy đủ nội dung bài viết tại đây.

Nếu bạn muốn đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi trân trọng cảm ơn.

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận thông tin từ Oagree.com để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.

Đăng ký