Giảm rác thải nhựa dùng một lần khi đi ăn ở siêu thị
14:26 - 05/09/2019
Làm sao hạn chế các chất độc hại từ nhựa dùng một lần thôi nhiễm vào thức ăn, nước uống? Làm sao giảm rác thải nhựa dùng một lần khi đi ăn ở ngoài, như siêu thị,...?
Thức ăn, nước uống đựng trong các khay nhựa, cốc nhựa dùng một lần rất dễ bị thôi nhiễm các chất độc hại, ảnh hưởng đến hormone, nội tiết và các bệnh tật khác (xem các chất độc hại trong bao bì đựng thực phẩm tại đây).
Việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần khi đi ăn ở siêu thị, trung tâm thương mại,... cũng làm tăng đáng kể lượng rác thải nhựa ra môi trường. Nếu bạn để ý quan sát, bạn sẽ phát hoảng với lượng rác thải nhựa dùng một lần mà các khu vực ăn uống trực tiếp tại các siêu thị thải ra hàng ngày. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng ta sẽ để lại cho con cháu, không phải là một trái đất để sống mà là một bãi rác đầy hoá chất (xem cuộc khủng hoảng về rác thải nhựa tại đây).
Không một cá nhân, tổ chức nào có thể xử lý vấn đề này nếu tự mỗi chúng ta không bắt tay hành động. Thay đổi yêu cầu, hành vi tiêu dùng sẽ phát đi tín hiệu làm cho nhà sản xuất, nhà cung cấp, các siêu thị,... thay đổi cách thức đựng thức ăn, nước uống. Người tiêu dùng có sức mạnh vô cùng to lớn, mang tính quyết định trong việc thay đổi môi trường sống và hành vi của nhà sản xuất.
Video dưới đây đưa ra một số đề xuất để mỗi chúng ta có thể chung tay bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống cho chính chúng ta và các thế hệ mai sau. Bạn có thể thực hiện được không? Hãy chia sẻ quan điểm và đề xuất của bạn với Oagree tại phần bình luận phía dưới vì tương lai của con cháu chúng ta.
Chia sẻ tài liệu này với những người xung quanh để chung tay bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ tương lai từ hành động nhỏ nhất. Đừng đứng ngoài cuộc vì tương lai của chính con cái bạn.
Tham gia nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống" tại đây (https://www.facebook.com/groups/oagree) để cùng chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao sức khoẻ bản thân và gia đình mình trong điều kiện môi trường sống ngày càng rủi ro và khắc nghiệt nhé.
Theo dõi các thông tin hữu ích khác để bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống tại https://www.facebook.com/oagree.fanpage
hoặc https://www.youtube.com/channel/UCINrudoLjgFm2zatmhBdViw?view_as=subscriber