Mắt bị đỏ hoặc mũi, họng bị kích ứng sau khi bơi? Nguyên nhân và cách tránh
10:52 - 22/07/2019
3253 lượt xem.
Tại sao khi đi bơi trẻ nhỏ (ngay cả chúng ta) thường bị đỏ mắt hoặc đau họng hoặc mẩn ngứa? Nguyên nhân và cách tránh như thế nào?
Để bảo vệ sức khỏe của người bơi tại các bể bơi, clo thường được thêm vào nước để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng và dịch bệnh. Tuy nhiên, một hiệu ứng không mong muốn là clo có thể kết hợp (phản ứng hoá học) với những gì thoát ra từ cơ thể người bơi như nước tiểu, mồ hôi, bụi bẩn, tế bào da chết và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (như chất khử mùi và mỹ phẩm trang điểm). Sự kết hợp không mong muốn này gây ra hai vấn đề:
Đầu tiên, nó làm giảm lượng clo có sẵn trong nước bể bơi để tiêu diệt vi trùng.
Thứ hai, sản phẩm của sự kết hợp nói trên tạo ra chất mới có khả năng gây kích ứng được gọi là chloramines (có công thức hoá học là NH2Cl, tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình hình thành cloramines tại đây).
Những bể bơi sạch, lành mạnh, nước tuy có clo nhưng không có mùi hóa chất mạnh. Nếu bạn ngửi thấy mùi clo hay hoá chất tại nơi bạn bơi, có lẽ bạn đang ngửi thấy mùi chloramines.
Cloramines được tạo ra trong nước có thể biến thành dạng khí và phát tán vào không khí xung quanh. Vấn đề này đặc biệt dễ xảy ra đối với bể bơi trong nhà vì thường không được thông thoáng như các bể bơi ngoài trời.
Những ảnh hưởng đến sức khỏe từ chloramines là gì?
Hít vào hoặc tiếp xúc với chloramines tại bể bơi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bơi, kể cả những người khác ở trong khu vực bơi:
Tất cả mọi người (cả người bơi và người trong khu vực bể bơi): Xảy ra các triệu chứng hô hấp như kích ứng mũi, ho và thở khò khè. Người bị hen suyễn có thể lên các cơn hen suyễn.
Riêng đối với người bơi sẽ bị:
Đỏ và ngứa mắt.
Kích ứng da và phát ban.
Chúng ta có thể làm gì để giảm sự hình thành chloramine?
Dưới đây là một vài bước đơn giản và hiệu quả mà người bơi (và cả người có trách nhiệm quản lý bể bơi) có thể thực hiện để giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân, con cái chúng ta và cả những người xung quanh:
1. Hãy để nước tiểu, mồ hôi và bụi bẩn ở ngoài bể bơi!
Tắm nhanh ở nhà tắm bên cạnh bể bơi trước khi xuống nước (rửa sạch chỉ trong 1 phút sẽ loại bỏ hầu hết bụi bẩn hoặc bất cứ thứ gì khác trên cơ thể bạn).
Đi vệ sinh trước khi xuống bể bơi.
Không bao giờ bơi hoặc để con bạn bơi nếu bị tiêu chảy.
Không bao giờ đi tiểu trong nước.
Đội mũ tắm khi ở dưới nước.
2. Hãy nghỉ ngơi một lát sau mỗi giờ!
Sau 30 - 45 phút dưới bể bơi, đưa trẻ em vào phòng tắm để đi vệ sinh.
Để ý và kiểm tra quần, tã của trẻ nhỏ, lưu ý thay quần, tã trong phòng tắm hoặc khu vực riêng để đảm bảo nước tiểu không vào nước bể bơi.
3. Chia sẻ với nhân viên quản lý bể bơi và với người khác
Chia sẻ những kiến thức này với cá nhân/tổ chức quản lý bể bơi để thực hiện các bước ngăn ngừa và loại bỏ chloramines. Trong đó, nên khuyến khích họ treo biển hoặc có chỉ dẫn các bước cần thực hiện như tắm, đi vệ sinh trước khi xuống bể bơi (hoặc các hành vi bị cấm như đi tiểu trong bể bơi) và giải thích ngắn gọn lý do để mọi người hiểu và cùng thực hiện. Đồng thời đề xuất xây dựng phòng tắm tại khu vực bể bơi (có thể chỉ là các phòng tắm/vòi tắm lắp ghép đơn giản). Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn các bể bơi có nhà tắm/vòi nước tắm bên cạnh.
Nói với nhân viên cứu hộ hoặc người quản lý bể bơi ngay lập tức, nếu bạn:
Ngửi thấy mùi hóa chất trong khu vực bể bơi;
Bị kích ứng hô hấp, mắt hoặc kích ứng da (do liên quan với nước hoặc không khí xung quanh bể bơi).
Chia sẻ với những người bơi khác và cha mẹ của những em nhỏ hay đi bơi về chloramines và các bước họ có thể thực hiện để ngăn chặn sự hình thành hoá chất này.
Sức khoẻ của chúng ta phụ thuộc vào môi trường và cộng đồng xung quanh. Vì vậy, chia sẻ kiến thức này với những người quản lý bể bơi mà bạn biết hoặc với bạn bè, người thân thường đi bơi (hoặc cho con đi bơi) để giúp họ biết cách lựa chọn bể bơi sạch hoặc biết cách giảm sự hình thành các khí độc hại trong khu vực bể bơi.
Tham gia nhóm "oagree.com - sức khoẻ và môi trường sống" tại đây (https://www.facebook.com/groups/oagree) để cùng chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao sức khoẻ, hệ miễn dịch của bản thân và gia đình mình trong điều kiện môi trường sống ngày càng rủi ro, khắc nghiệt và dịch bệnh có thể quay lại bất cứ lúc nào nhé.
Tìm hiểu thêm rủi ro sức khoẻ khi các trường học thường xuyên phun xịt hoá chất cuối tuần để ngăn ngừa covid và cách hạn chế ảnh hưởng độc hại cho các con tại đây
Cập nhật thông tin hữu ích khác từ Oagree.com tại website: https://oagree.com hoặc https://www.facebook.com/oagree.fanpage
Nguồn tham khảo:
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thuộc Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ (The Centers for Disease Control and Prevention (CDC)). Thông tin chi tiết xem tại đường dẫn https://www.cdc.gov/healthywater/swimming/swimmers/rwi/chemical-irritants.html
Download bản pdf nội dung bài viết tại đây.